Khi nào nên thay bánh xe nâng tay? Quy trình thay bánh xe nâng tay

Khi nào nên thay bánh xe nâng tay? Bánh xe nâng tay là một chi tiết bộ phận xe nâng tay, góp phần giúp cho xe nâng có thể di chuyển một cách linh hoạt và dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bánh xe sẽ bị mòn dẫn đến chất lượng xe nâng bị giảm.

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu xem bánh xe nâng tay có những hiện tượng hư hỏng như thế nào để có thể khắc phục và gia tăng năng suất.

Những lỗi hư hỏng ở bánh xe nâng tay

Lớp vỏ PU bị tuột ra khỏi lõi gang

bánh xe nâng tay

Đây là lỗi mà thường gặp ở bánh xe nâng. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, bánh xe nâng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nền kho và là nơi chịu lực nhiều nhất khiến cho lớp bỏ bên ngoài bị trầy xước và tuột ra ngoài.

Bánh xe bị mòn

Bánh xe bị mòn là lỗi mà xe nâng thường xuyên gặp phải. Vì bánh xe sau một thời gian chở nặng và ma sát khiến cho bánh xe bị mòn. Lỗi này xảy ra chủ yếu do người sử dụng không thường xuyên kiểm tra bánh xe và thay thế bánh xe, làm chất lượng xe bị giảm sút và ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

Bánh xe bị nứt hoặc bong tróc

Khi điều khiển xe nâng xuống các môi trường có nhiều vật cản hoặc không bằng phẳng như bậc thanh hoặc đi xuống mặt đất, nếu không cẩn thẩn có thể làm vỡ bánh xe hoặc tệ hơn là khiến cho bánh xe bị bung ra.

Bạc đạn bị kẹt hoặc đã bị bể

Trong quá trình di chuyển nếu không cẩn thận và kiểm tra môi trường xung quanh sẽ khiến cho xe va chạm với những vật cản khiến cho bạc đạn bánh xe bị bể ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của xe.

Quy trình thay bánh xe nâng tay

Các dụng cụ được sử dụng:

Quy trình thay bánh xe nâng diễn ra nhanh chóng và tiện lợi, không mất nhiều nguồn lực hay chi phí. Dụng cụ sửa xe chỉ có búa, chốt đóng 5ly, câu tháo trục bánh xe, bơm  dầu, kềm và tua vít nhỏ

Khi thay bánh xe, ta bơm cho xe nâng khung càng lên khoảng 5-10cm và lật ngửa xe lên để tiến hành thay bánh xe.

thay bánh xe nâng

Xe nâng tay thường có 4-6 bánh nhỏ ở sau. Khi tháo bánh, ta lần lượtdùng cây đóng chốt chuyên dụng hoặc 1 cây thép tự chế để đóng chốt ống ra. Sau khi đóng được 2 cây chốt  ra, ta dùng cây cốt tháo trục để đóng trục ra khỏi bánh xe. Sau đó tiếp tục thực hiện tiếp với các bánh còn lại.

Khi thay bánh nhỏ có một số lưu ý như sau:

  • Đối với càng bánh xe, ta nên kiểm tra lại đồ cân bằng của càng, kiểm tra xem bánh cũ có mfn hay không, nếu mòn thì phải tiếng hành cân bằng lại càng
  • Kiểm tra trục quay của bánh và độ hở của bánh xe
  • Tra dầu mỡ: thêm dầu mỡ vào các trục của bánh xe và lắp nhẹ nhàng

bánh xe nâng tay nhỏ

Sau cùng khi thay xong bánh ta đóng các chốt đinh lại với nhau và kiểm tra thử độ chắc chắc bằng cách lăn thử các bánh.

Thay bánh đôi lái

Thay bánh đôi thì dễ dàng hơn so với việc thay bánh nhỏ ở 2 càng nâng.Thay bánh đôi lái

Chỉ cần tiến hành dùng tua vít cậy nắp chặn bảo vệ vòng bi ra, sau đó dùng kếm tháo phe cài rồi lấy bánh cũ ra và lắp bánh mới vào, cài phe lại thì đã hoàn thành việc thay bánh xe

Bước cuối cùng nên kiểm tra các con ốc vít  xem đã đầy đủ hay chưa. Kiểm tra các bánh xe đã lắp chặt và vận hành tốt hay chưa. Khi đã kiểm tra sẵn sàng chúng ta có thể lật xe lại và sử dụng bình thường

Trên đây là quy trình giúp bạn có thể thay bánh lái một cách dễ dàng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp ngay.

Liên hệ tại : EPS Việt Nam

SDT 0913635131

 



source https://www.phutungxenanghang.info/banh-xe-nang-tay-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gemstery trang sức đá quý

Quy tắc quản lý và vận hành xe nâng an toàn

Slip sheet hay còn gọi là tấm trượt đặt hàng